Artbox

Hội Những Người Không Thể Quên Điện Tử Băng 4 Nút

N/A Facebook Messenger Global Rank

Quay trở lại những thập niên 80, trò chơi điện tử du nhập vào Việt Nam. Có không ít các cậu bé, cô bé bị nó hút hồn mê mệt, đôi lúc chỉ là trốn mẹ ngồi cả chiều ở hàng điện tử xem người khác chơi (vì làm gì có tiền mà chơi). Minh Hoàng, 23 tuổi, nhân viên bán hàng, nhớ lại thời còn gắn bó với điện tử bốn nút: “khi bắt đầu được mẹ cho tiền ăn sáng là tôi thường xuyên nhịn giành tiền chơi điện tử, 100đ/5phút, 200đ/10phút, 300đ/15phút, 400đ/20 phút, 500đ/nửa tiếng, 1000đ/1 tiếng. Mà lúc đó, cậu nào chơi “trả sau” hay “ghi giờ cho cháu” là “đại gia” lắm đó”.

Trò chơi được nhắc đến nhiều nhất là Răm-bô (Contra II).Từ “phá đảo” cũng bắt nguồn từ đây. Có rất nhiều người thuộc thế hệ 7X, 6X vẫn còn “nằm lòng” hai câu “thần chú”: “hai trên, hai dưới, trái phải trái phải, B A A B” – “trên trên dưới dưới trái trái phải phải A A B B”… (Sao bảo hóa gậy). Rồi các thuật ngữ chuyên môn như: đạn nhanh ( R), đạn cà chua (M), đạn xoáy (F), đạn chùm ( S ), đạn lửa ( L), đạn tàng hình (B), nhà trắng (trùm bài 1), cầu đá, phủ đầu rồng (trùm bài 3), cầu tuyết (bài 5), nhà máy điện (bài 6)… “Lúc đầu mới chơi, có cậu “phản xạ” nhanh nhạy, giật văng cả máy. Sau này, đẳng cấp cao ngồi bấm nút điều khiển nhân vật trong game xông pha chém giết mà “mặt không đổi sắc” - Tuấn Thành hồi tưởng lại “thời kỳ vàng son” của điện tử bốn nút.

Dần dần, trò chơi cũng phức tạp hơn. Street Fighter II có 4 nhân vật (nếu tính cả thằng trùm Viga nữa là 5) mà chơi mãi không chán: đấm thiên, đá lửa, đá quay, ... Đá bóng Tecmo thì bắt đầu có khái niệm về bóng chưởng, bóng chuối; Rockman II có mấy thằng: kéo, băng, lửa, bom, mèo, động đất chơi đã khó rồi, đến Rockman III thì thêm đến hàng chục thằng nữa: Needleman, Spinman, Snakeman, Sparkman, ... nhớ không xuể. Trò Kage thì có 2 loại vũ khí là kiếm và xích, ăn kinh sớ thì kiếm dài gấp 3, xích gắn thêm quạt, phi tiêu đuổi mục tiêu bay vòng vèo hệt như tên lửa tầm nhiệt; Trò xe Jeep có thằng trùm phá đảo là con tăng to vật vã; Trò Nấm Mèo (Mario III) bấm cạnh nhớ thì hóa vô tư, cánh gà là món đồ được ưa chuộng nhất…

Đến một ngày, các quán điện tử đồng loạt lên đời với máy tính, chuột và bàn phím. Lúc này, trò chơi điện tử có cái tên tây hơn là game. Rất nhanh sau đó là sự đổ bộ của Internet, khiến những quán ngày xưa phải nâng cấp hoặc lui vào dĩ vãng Tuy hiện nay trên thị trường có nhiều game online nhập vai, bắn súng hấp dẫn nhưng điện tử bốn nút vẫn là “kỷ niệm ấu thơ” sâu đậm nhất. Thỉnh thoảng vô tình nghe lại những âm thanh quen thuộc phát ra từ các trò chơi, không ít bạn cảm thấy bồi hồi. Chỉ có thể hiểu đơn giản là điện tử bốn nút đã trở thành một niềm đam mê không dễ đổi...

Chat  on Messenger  on Messenger

Need a chatbot for your business?

Explore ManyChat chatbot templates for Messenger on the Botmakers marketplace

Vote for Hội Những Người Không Thể Quên Điện Tử Băng 4 Nút